Trịnh Công Sơn gặp khó khăn với "phe phái", nhưng lập trường chính trị luôn rõ ràng: người ở lại, người sáng tạo ra cuộc sống chứ không chạy theo những biến động. Lựa chọn cộng tác với chính quyền cộng sản là khớp với tất cả những gì Trịnh Công Sơn đã thể hiện … Continue reading Nối vòng tay lớn
Quốc tế học
Bài viết này tổng hợp và tóm tắt quá trình phát triển và đặc điểm hiện thời của Quốc tế học trên thế giới và ở Việt Nam. Từ đó, bài viết mô tả sự phát triển Quốc tế học theo hướng Nghiên cứu văn hóa và truyền thông xuyên quốc gia ở khoa Ngôn ngữ và Văn hóa các nước nói tiếng Anh, trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN từ năm 2012 như một trường hợp độc đáo. Tựu trung, bài viết làm nổi bật bước chuyển xuyên quốc gia, sự liên ngành, tính đa dạng và không ngừng biến đổi của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đương đại. Tình thế mới này đặt ra yêu cầu tư duy lại cấu trúc học thuật trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam theo hướng linh hoạt hơn mà vẫn bền vững dựa trên những thế mạnh cụ thể của các cơ sở học thuật. Bài viết cũng đưa ra một số đề xuất định hướng sự phát triển Quốc tế học tại trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN.
Những ngày yêu dấu (không) bọt bèo
Em theo đời cơm áo.Mai ra cùng phố xôn xao.Bao nhiêu ngày yêu dấu tan theo Ta ôm tình nặng trĩuNghe quanh đời mưa bão,Ôi những ngày yêu dấu bọt bèo. Mấy ngày này mình bị ám ảnh bởi những lời này. Lời bài hát của Trịnh Công Sơn thì hiếm khi nào khiến mình … Continue reading Những ngày yêu dấu (không) bọt bèo
Những giấc mơ giáo dục
Những năm gần đây ở nước ta, cải cách giáo dục trở thành vấn đề thường xuyên được nhắc tới, bàn luận. Điều này là dễ hiểu khi giáo dục giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của một quốc gia. Từ đây, nhiều câu chuyện nổi lên về nhà trường – thiết chế cơ bản nhất của hệ thống giáo dục quốc dân. Những câu chuyện giáo dục tôi sắp kể nảy nở giữa những vang âm của nhiều câu chuyện mà tôi được nghe, đọc và gặp gỡ. Chúng vừa bắt vào những diễn tả phổ biến vừa khơi lên đôi dòng cảm hứng về khả thể cho một thực hành giáo dục đẹp đẽ, hướng tới con người. Giao điểm giữa các câu chuyện là việc “giấc mơ giáo dục” đã luôn thực sự tồn tại.
Giáo dục và nỗ lực thoát khỏi vòng xoáy không bền vững
Bài viết này trình bày những ghi chú về lịch sử, triết lý và thực hành giáo dục vì phát triển bền vững (GDVPTBV). Từ góc nhìn của người viết, GDVPTBV đòi hỏi chuyển đổi hệ hình hơn là chỉ thêm vào một số nội dung về phát triển bền vững.
Quốc tế hóa giáo dục đại học trong nước
Quốc tế hóa giáo dục đại học dường như gắn liền với tiến bộ và đương nhiên là đáng mơ ước. Tuy vậy, nếu nhìn vào thực tiễn lịch sử, có thể thấy quốc tế hóa giáo dục đại học diễn ra không đồng đều, đặt ra những vấn đề về cách con người đối xử với nhau và tạo ra nơi chốn sinh sống của mình.
Đại diện nào cho người nghèo?
Kết nối, yêu thích và thấy bài hát hay thì tôi tôn trọng, chỉ là tôi góp một cách cảm nghĩ khác mà thôi. Có điều nói Đen Vâu và cái tâm lý mà Đen Vâu tạo ra tiêu biểu cho người lao động nghèo thì nên xem lại kĩ hơn.
Hoài niệm mùa thu
Ngày xưa, mình hâm mộ bài "Điều giản dị" của Phú Quang, giờ không còn thấy như xưa. Phú Quang trăn trở mà lại hơi thiếu đắm đuối, hơi chút ồn ào- không cùng tần số rung động. Như chính bài "Điều giản dị," lời đẹp, nhưng nói như thế hơi to. Có lẽ cũng … Continue reading Hoài niệm mùa thu
Các anh tắt nốt âm thừa đi thôi
Mình đọc lại thơ Thâm Tâm vì muốn xem Thâm Tâm có thể là T.T.KH hay không. "Hai sắc hoa ti gôn" rất mùi mẫn và dễ thuộc; mình thuộc sau một vài lần đọc, từ năm lớp 9. Khi đó mình không quan tâm tới thơ tình, song vì học cùng với các "nàng … Continue reading Các anh tắt nốt âm thừa đi thôi
Phe nước mắt
Giờ mới đọc xong cuốn lịch sử Việt Nam của Goscha gần 600 trang mà mình biết tới từ lần đi hội thảo Engaging with Vietnam ở Eugene, Oregon, 2014. Mặc dù sách hay và tạo cảm hứng, Goscha, như một học giả ở giữa chẳng thuộc về phe nào, đã chọn, hay có thể … Continue reading Phe nước mắt