Em ơi! Buồn làm chi

Em ơi! Buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì

Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay

Tự nhiên lại chảy nước mắt vì đoạn đầu của bài thơ Bên kia sông Đuống, vì tình huống trong bài thơ. Nhưng bài thơ này được gọi ra vì mình thấy một người trẻ tự nhiên có biểu hiện khác thường, không hiểu có việc gì nhưng chắc chắn là “có vấn đề.” Thế là nghĩ tới câu “Em ơi! Buồn làm chi.” Và rồi lại lan man: thật sự có những khoảnh khắc khiến cho mình cảm thấy tắt hết hi vọng, đó là lúc mình có thể khẳng định rằng một người không thương xót cho mình.

Sau khi biết chuyện gì xảy ra qua một tin nhắn, mình thấy cách cư xử của người trẻ ấy thật sự là trẻ con, nó không đúng, nó gây phiền nhiễu, nó khó chịu, nhưng rõ ràng là do ảnh hưởng của gia đình. Nên mình vẫn thấy thương. Có điều đời người thật sự có giới hạn. Cư xử không đúng, gây phiền nhiễu và khó chịu thì khó mà làm gì cùng nhau.

Leave a comment